Chứng khoán phái sinh có phải 'tội đồ' hút thanh khoản?

 Chuyên gia chứng khoán lý giải thanh khoản cơ sở mất hút là do nhiều yếu tố cộng hưởng, nhà đầu tư cũng không nên đoán đáy thị trường mà nên giải ngân từng phần.

Thị trường chứng khoán cơ sở kể từ đầu tháng 4 đã lao dốc mạnh với thanh khoản đột nhiên teo tóp. Trên các diễn đàn, nhà đầu tư đã bắt đầu kháo nhau về việc dồn tiền sang thị trường phái sinh nhằm "gỡ lỗ", tuy nhiên cũng có nhiều người bắt đầu "đổ lỗi" cho kênh đầu tư phòng vệ này đã hút dòng tiền chính.


Trong phiên 13/5, thị trường chứng khoán phái sinh đã lập một kỷ lục mới với gần 441.000 hợp đồng được giao dịch, tổng giá trị tương ứng lên đến 55.710 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần thanh khoản thị trường cơ sở cùng ngày.


Thanh khoản phái sinh vẫn duy trì mức cao cho đến nay. Lượng giao dịch trung bình từ đầu tháng 5 đến nay vào khoảng 340.000 hợp đồng (hơn 45.000 tỷ đồng/phiên), tức là cao gấp khoảng 2,5 lần mức bình quân đầu năm.


"Cứ khi thị trường cơ sở đi vào chu kỳ điều chỉnh thì chứng khoán phái sinh ngay lập tức có một dòng tiền mạnh", Giám đốc kinh doanh Hội sở SSI Nguyễn Thị Thu Dung nhận định trong chương trình Bí mật đồng tiền.


Bà Dung nhắc lại khi thị trường cơ sở đối diện đợt giảm rất sâu vào tháng 4/2018 thì lượng giao dịch phái sinh cũng đã tăng đột biến lên 2,5-2,7 lần mức bình quân, và điều tương tự cũng xảy ra trong giai đoạn bùng phát Covid-19 hồi đầu năm 2020.


Vị chuyên gia thừa nhận dòng tiền bị rút khỏi thị trường cơ sở có một phần đến từ thị trường phái sinh. Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân hợp lý chứ chưa bao hàm đầy đủ các yếu tố tác động.


"Phần cốt yếu nhất đó là dòng tiền của doanh nghiệp trước đây chưa đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì người ta mang vào thị trường chứng khoán. Đến bây giờ khi nền kinh tế phục hồi thì dòng tiền sẽ quay ra", bà chỉ thêm nguyên nhân.


Thêm nữa, các con số thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm của người dân đang tăng dần bởi lãi suất nhích lên, điều này góp phần hút dòng tiền ra khỏi chứng khoán.


Nhà nước cũng đang thực hiện các chính sách thanh lọc mạnh mẽ để làm minh bạch hơn thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, đưa dòng tiền vào thị trường trật tự hơn.


Từ đó, chuyên gia SSI kết luận dòng tiền trên thị trường cơ sở suy giảm không chỉ vì yếu tố từ thị trường phái sinh mà đó chỉ là một yếu tố phù hợp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đám cháy gây thiệt hại cho quán pho mát nổi tiếng Philadelphia

Nào có bang bang bang 8

LAI Người đàn ông Arkansas bị thương trong cuộc biểu tình Floyd kiện quân lính